Giống cây cau lùn
Mua hàng online, giao hàng tận nơi THÊM VÀO GIỎ HÀNG
Dành cho mua nhiều sản phẩm
Chi tiết (0981486983)
ĐƠN VỊ | GIÁ (VNĐ) |
---|---|
Giá bán lẻ: | 20,000 đ |
Số lượng lớn | Liên hệ (giá sỉ) |
Đặc điểm của giống cau lùn
Cây giống cau lùn Tên khoa học: Areca catechu, Đặc điểm: cây thân cột, cao trung bình. Thân có đốt cách nhau 10m, gốc thân hơi phình rộng, mang nhiều rễ nổi. Lá mọc tập trung ở đầu cành, kép lông chim, có bẹ lớn ôm thân gọi là mo, lá phụ dạng dải màu xanh bóng. Cụm hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực màu trắng nhỏ có mùi thơm, hoa cái lớn hơn ở dưới màu xanh.
Quả hinh trứng thuôn 2 đầu, non màu lục, chín màu vàng. Cây cau lùn có các lông dày, gốc to, thân và lá xanh thẫm, có trái quanh năm, đặc biệt là dịp cưới, ngày Tết. Cây cau lùn ở nước ta cũng được xem là một loại cây cảnh và thường được trồng trong công viên trên đường phố và trong vườn nhà. Kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Tiêu chuẩn chọn giống cau lùn
Hiện nay tùy theo đời cau mà cho ra tỷ lệ cau lùn rất ít, khoảng 20%. Muốn ươm, cần cho buồng trái của những cây cau lùn (100%), nhất là những cây dưới 8 năm tuổi., to khỏe, không bị bệnh để lấy trái ươm.
Thời vụ và mật độ trồng cau lùn
Cau lùn có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 7 - 8). Mật độ trồng: 2m x 2m.
Làm đất và đào hố trồng cau lùn
Như các loại cây khác kỹ thuật trồng cây cau lùn cũng cần chú ý tới đào hố. Hố nên đào hình vuông. Và đặc biệt bón lót trước khi trồng cây.
Bón lót cho cây cau lùn
Bón phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp bón vôi để phòng sâu bệnh. Ở gia đoạn đầu cây khá dễ bị bệnh vì vậy trồng cây cần kết hợp tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Kỹ thuật trồng cây cau lùn
- Đổ vỏ ốc vào gốc cây : đúng ra phải là ngâm ốc vào lu, vại, đậy thật kín cho phân hủy hết, lấy vỏ ốc trồng lót dưới gốc cau có tác dụng làm thông thoáng gốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nước ngâm ốc khi đã hết mùi có thể gạn lấy nước trong, hòa thêm với nước sạch để bón cho cây.
- Đây là một kinh nghiệm cũ phía Bắc, nếu nhà bạn không có vườn rộng mà ngâm cái vụ ốc này thì cũng hơi "oải" đấy, có cách khác để thay thế.
- Đào hố, lót đáy hố bằng xỉ than, cho một lượt đất mỏng lên, đặt cây vào. Đổ bột xơ dừa vào hố, vun xung quanh bầu đất rồi cho đất vào cho chặt. Tưới nước là xong, cẩn thận thì che thêm lưới độ 1 tuần là yên tâm. Trong quá trình nuôi trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh là ổn rồi.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây cau lùn
Cau lùn ít sâu bệnh, tuy nhiên, không nên ươm vào nơi rợp, thiếu ánh sáng mặt trời dễ phát triển một số nấm bệnh dưới lá của cây, kể cả những cây cau trưởng thành mà trồng nơi rợp cũng bị nấm, rầy… Cần dùng thuốc trừ rầy hoặc Ridomin (trừ nấm) để phun.
Ngoài ra ở những cây cau trưởng thành, ngọn bị xoắn, có thể bị ấu trùng, côn trùng… ăn, làm tổ ở bẹ non của ngọn cau. Dùng thuốc Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC v.v…
LIÊN HỆ MUA HÀNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM
Địa chỉ: 75 Ngô Xuân Quảng – Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Hotline: 0981486983
Phương thức thanh toán:
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ 0981486983
Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.