Ở các tỉnh thành phía Nam, sâu năn (muỗi hành) gia tăng diện tích nhiễm do thời tiết se lạnh, trời âm u, có sương mù thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển. Vì vậy ở những vùng thường xuất hiện muỗi hành của tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang theo dõi chặt chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả.
Ảnh minh họa
1. Tình hình sinh vật gây hại cây trồng
1.1. Cây lúa
- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 30.217 ha (tăng 16.339 ha so với kỳ trước, tăng 12.099 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 1.103 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 783,4 ha (tăng 425 ha so với kỳ trước, tăng 783,4 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 255,4 ha. Bệnh phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu và Hậu Giang.
- Bệnh đạo ôn:
+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 29.231 ha (tăng 14.947 ha so với kỳ trước, tăng 2.091 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 141 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.938 ha (giảm 2.936 ha so với kỳ trước, tăng 120 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 4.410 ha (tăng 908 ha so với kỳ trước, giảm 188 ha so với cùng kỳ năm trước). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
- Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 1.699 ha (tăng 403 ha so với kỳ trước, giảm 866 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 72 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Hậu Giang.
- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 6.257 ha (tăng 4.756 ha so với kỳ trước, tăng 5.084 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 101 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Bình Thuận…
- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 9.108 ha (giảm 2.479 ha so với kỳ trước, tăng 3.504 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 15 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Bình Thuận…
- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 2.857 ha (giảm 368 ha so với kỳ trước, tăng 1.921 ha với cùng kỳ năm trước). Phân bố tại tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, HCM, Đồng Nai…
- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 8.717 ha (giảm 07 ha so với kỳ trước, tăng 943 ha với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 20 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Thuận, ...
- Chuột: Diện tích hại 4.980 ha (tăng 2.365 ha so với kỳ trước, giảm 1.580 ha so với cùng kỳ năm trước). Phân bố tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang...
- Ốc bươu vàng: Diện tích hại 7.681 ha (tăng 1.449 ha so với kỳ trước, tăng 1.112 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 95 ha, phòng trừ 1.649 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang...
- Ngoài ra, sâu đục thân (374 ha), nhện gié (86 ha), bệnh đốm nâu (23 ha), ruồi đục nõn (118 ha).
1.2. Cây ngô:
- Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 3,5 ha (giảm 101 ha so với kỳ trước).
- Các đối tượng khác: bệnh khô vằn (75 ha), bệnh gỉ sắt (56 ha), sâu đục thân (34 ha)…gây hại nhẹ.
1.3. Các loại rau màu:
- Bệnh xoăn lá cà chua: Diện tích nhiễm 676 ha (tăng 30 ha so với kỳ trước, tăng 676 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 226 ha, phòng trừ 1.280 ha. Phân bố tập trung tại Lâm Đồng.
- Các đối tượng khác: Bệnh mốc sương (657 ha), sâu xanh (303 ha, nặng 11 ha), sâu tơ (915 ha, nặng 10 ha), thối nhũn (570 ha), dòi đục lá (713 ha).
1.4. Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhiễm 5.581 ha (tăng 167 ha so kỳ trước, giảm 2.833 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 1.558 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.
1.5. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu nhiễm 2.914 ha (giảm 558 ha so kỳ trước, tăng 2.189 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 06 ha, phòng trừ 1.580 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai…
1.6. Cây ăn quả có múi: Bệnh Greening nhiễm 2.644 ha (giảm 10 ha so với kỳ trước, giảm 346 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 118 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Nai, Kiên Giang…
1.7. Cây dừa: Bọ cánh cứng hại diện tích 10.323 ha (giảm 114 ha so với kỳ trước, tăng 3.637 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 1.790 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Bình Thuận…
1.8. Cây hồ tiêu
- Tuyến trùng rễ: Diện tích nhiễm 7.898 ha (tăng 1.687 ha so với kỳ trước, tăng 1.986 ha so với cùng kỳ năm trước), nặng 2.112 ha, phòng trừ 1.371 ha. Tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang …
- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 8.188 ha (tăng 1.926 ha so với kỳ trước, tăng 1.785 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 2.153 ha, phòng trừ 1.967 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang…
- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 3.059 ha (tăng 551 ha so với kỳ trước, tăng 1.454 ha so với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 188 ha, mất trắng 156,9 ha (Bình Phước), phòng trừ 1.263 ha. Tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang...
1.9. Cây cà phê
- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 16.053 ha (tăng 1.019 ha so với kỳ trước, tăng 10.260 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 21 ha, phòng trừ 11.946 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị...
- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 10.969 ha (tăng 1.164 ha so với kỳ trước, tăng 2.747 ha so cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 170 ha, phòng trừ 10.853 ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Trị...
1.10. Cây điều
- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 22.515 ha (tăng 2.401 ha so với kỳ trước, tăng 11.678 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 106 ha, phòng trừ 7.341 ha. Tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai...
- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 16.987 ha (tăng 653 ha so với kỳ trước, tăng 15.206 ha so cùng kỳ năm trước), nặng 49 ha, phòng trừ 5.927 ha. Tập trung tại Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông...
1.11. Cây sắn (mì): Bệnh khảm lá tổng diện tích nhiễm 4.097 ha (tăng 1.363,9 ha so với tuần trước, tăng 4.097 haso với cùng kỳ năm trước), nhiễm nặng 102 ha, mất trắng 23,6 ha. Bệnh xuất hiện gây hại tại tỉnh Tây Ninh và Bình Dương.
2. Dự báo sâu bệnh tổng hợp trong tuần (22.01.2018)
1. Các tỉnh phía Bắc
- Cây lúa: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ mật độ, tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng phát sinh gây hại tăng, nặng cục bộ tại các vùng gần gò bãi, mương máng…
- Cây ngô: Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh lùn sọc đen hại nhẹ.
- Rau màu: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, rệp muội, bệnh sương mai tiếp tục hại trên rau họ thập tự; Bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, bệnh héo vàng tiếp tục hại trên cà chua, khoai tây.
- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để tại Nghệ An.
- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh tiếp tục gây hại có xu hướng tăng; Bệnh thán thư, bệnh chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ tại các vườn cây già cỗi úng nước.
- Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp các loại tiếp tục gây hại, mức độ tăng chậm.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Cây lúa
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại bông bạc hại nhẹ trên lúa Đông Xuân ở giai đoạn đòng trỗ đến chín.
- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục lá phát sinh gây hại chủ yếu trên lúa Đông Xuân ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.
- Bệnh bạc lá vi khuẩn hại cục bộ ở Khánh Hòa, Bình Thuận.
- Chuột: Hại nặng cục bộ trên các diện tích lúa gieo và lúa cấy vụ Đông Xuân ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
- Ốc bưu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
b) Cây trồng khác
- Cây rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh thối nhũn hại nhẹ trên rau thập tự; bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh phấn trắng, mốc sương, bọ trĩ gây hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, thán thư hại rau họ cà; bệnh lở cổ rễ, gỉ sắt, sâu đục quả hại nhẹ trên cây lạc và đậu đ